Việt Nam hiện tại đã có hơn 200 sân golf lớn nhỏ hoạt động theo số liệu của R&A và dữ liệu toàn cầu của National Golf Foundation. Tuy nhiên, các sân golf lớn hiện nay tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành có diện tích rộng, cách xa trung tâm thành phố. Điều này dẫn đến việc những golfer có nhu cầu tập luyện mất nhiều thời gian và chi phí hơn để di chuyển lên sân.
Trước thực tế đó, các chủ đầu tư bắt đầu mở rộng hướng thi công sân tập golf chuyên biệt tại các thành phố phát triển, nơi có nhu cầu tập luyện golf cao. Đây được xem là giải pháp vừa giúp người chơi dễ dàng tiếp cận với bộ môn golf, vừa tạo lợi nhuận bền vững cho các chủ đầu tư.
Contents
Theo National Golf Foundation, chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 24 triệu người chơi golf vào năm 2020. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 70.000 người đang chơi golf trong đó 0,3% là người chơi chuyên nghiệp. Với việc ngày càng có nhiều người tham gia môn thể thao này, nhu cầu về các sân golf và cơ sở luyện tập chất lượng cao ngày càng tăng. Thi công sân tập golf được xem là lĩnh vực giàu tiềm năng thu hút các chủ đầu tư.
Chi phí có thể coi là rào cản lớn nhất khiến nhiều người chơi khó tiếp cận với bộ môn golf. Ngoài khoản đầu tư trang thiết bị tập luyện, phụ kiện chơi golf, các golfer phải chi thêm một khoản từ 1,2 – 1,8 triệu đồng cho mỗi lần lên sân. Chưa kể, các sân golf lớn tại Việt Nam chỉ tập trung rải rác tại các tỉnh thành, khiến cho golfer mất nhiều thời gian hơn cho việc di chuyển lên sân.
Sự xuất hiện của dịch vụ thi công sân tập golf đã tạo thêm cơ hội để người chơi có thể dễ dàng tiếp cận với môn thể thao này. Khác với sân golf truyền thống, sân tập golf được thiết kế đơn giản hơn nhằm phục vụ cho mục đích chính là tập luyện. Mức phí tại các sân tập chỉ giao động từ 150.000 – 250.000 cho một buổi tập (mức giá có thể cao hơn tùy sân tập). Ngoài ra, các sân tập golf thường nằm ở khu vực nội thành hoặc ngoại ô, thuận tiện hơn cho những người chơi golf không có điều kiện tiếp cận các sân tập truyền thống.
Nhằm tạo điều kiện cho các golfer có môi trường tập luyện thoải mái, dịch vụ thi công sân tập golf hiện nay được cải tiến với nhiều loại hình dịch vụ tiện nghi hơn. Sân tập đều được xây dựng với đường line phát bóng dài với sức chứa khoảng 35 làn đánh. Trong đó, mỗi làn bóng được trang bị các thiết bị hỗ trợ tập luyện như máy phát bóng, thảm swing, gậy driver,… để người chơi không cần mang thêm nhiều phụ kiện khi lên sân tập.
Một số sân tập golf còn cung cấp thêm chương trình huấn luyện và đào tạo giúp người chơi cải thiện kỹ năng đánh golf tốt hơn. Bên cạnh đó, golfer có thể trải nghiệm thêm các dịch vụ như mua sắm sản phẩm golf tại proshop, giao lưu tại quầy bar hoặc clubhouse để thư giãn sau giờ tập.
Thi công sân tập golf cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Các chủ đầu tư có thể cung cấp việc làm liên tục cho người giữ sân, huấn luyện viên và caddie. Theo ông Lê Hùng Nam – Tổng thư ký VGA, trung bình mỗi sân tập golf 18 hố sẽ có 100 – 150 caddie. Với con số gần 80 sân golf đang hoạt động hiện nay, lực lượng caddie trên cả nước là gần 10 nghìn người. Trong đó, mức thu nhập trung bình của caddie sẽ dao động 8 – 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào số vòng đấu họ phục vụ trong một tháng.
Ngoài ra, các sân tập chơi golf tạo doanh thu cho các doanh nghiệp địa phương kinh doanh chuỗi nhà hàng, dịch vụ khách sạn. Bên cạnh đó, các chủ kinh doanh cũng có thể tận dụng địa thế tại các sân golf để cung cấp các mặt hàng golf như thời trang, phụ kiện, thiết bị chơi golf. Điều này vừa giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Thi công sân tập golf thường được chia thành 2 loại: sân tập nằm trong khuôn viên sân golf và sân tập golf độc lập:
Để thi công sân tập golf tiêu chuẩn, chủ đầu tư cần đảm bảo các khu vực tiêu chuẩn như sau:
Nhà phát bóng hay còn gọi là driving range, là khu vực để golfer có thể tập luyện kỹ năng phát bóng. Nhà phát bóng thường bao gồm các gian đánh bóng được xếp thành hàng ngang. Mỗi gian được thiết kế gồm một khu vực đánh và một mặt tiền dùng để gắn bóng.
Đối với nhà phát banh thường được thiết theo cấu trúc 1 tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng tùy vào điều kiện diện tích khuôn viên. Nhưng phổ biến nhất vẫn là nhà phát bóng 1 tầng hoặc hai tầng. Các line tập được thiết kế rộng rãi, đủ khoảng cách an toàn và đảm bảo golfer có thể vung gậy thoải mái. Ngoài ra, một số nhà phát bóng hiện đại ngày nay còn thêm có hệ thống máy phát bóng tự động, giúp người chơi có thể đánh liên tục mà không cần phải thay bóng thủ công.
Khung và trụ lưới tại sân tập golf là hệ thống lưới giăng với các trụ kim loại được sử dụng để giữ và hỗ trợ lưới bắt bóng trong quá trình luyện tập golf. Khung tại các sân tập được xây dựng để đảm bóng không bay ra ngoài khuôn viên khác, đồng thời giúp golfer có thể kiểm soát quỹ đạo đường bóng trong quá trình tập. Khung có thể được xây dựng theo dạng cấu trúc hình chữ A hoặc hình chữ U, đảm bảo các yêu cầu về sức gió, về độ cao, về lực căng và khả năng chắn bóng.
Chất liệu sân cỏ khi thi công sân tập golf thường sử dụng các loại cỏ nhân tạo được làm từ chất liệu nhựa hoặc sợi tổng hợp để tạo ra bề mặt trông giống cỏ tự nhiên. Ưu điểm của sân cỏ nhân tạo là dễ bảo trì hơn sân tự nhiên, do không cần tưới nước hay cắt tỉa thường xuyên. Sân cỏ nhân tạo được thi công với diện tích phải đủ lớn cho những cú đánh xa. Ngoài ra, một số sân tập hiện nay còn bố trí thêm các hố cát xen kẽ để tăng tính thử thách cho người chơi.
Các sân tập ngoài khuôn viên rộng lớn, cần trang bị thêm các phụ kiện, thiết bị như thảm tập, khay đựng bóng, tee golf, vách ngăn sân tập, máy nhả bóng,… Thiết bị cần đảm bảo tính bền, hiện đại, phù hợp với quy mô sân tập.
Các sân tập mở cửa về đêm cần chú trọng thêm về hệ thống ánh sáng. Thông thường, hệ thống chiếu sáng trên sân golf sẽ bao gồm các trụ đèn lớn bố trí dọc theo diện tích sân, và các đèn treo xung quanh để cải thiện tầm nhìn xa. Do đặc tính sân golf ngoài trời, các hệ thống đèn cần được trang bị thêm tính năng chống nước, độ bền cao, trụ đèn chắc chắn để không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
Ngoài các dịch vụ tại sân, thi công sân tập golf cũng cần xây dựng thêm các công trình phụ như nhà để xe, khu vực để đồ, nhà vệ sinh để đảm bảo trải nghiệm của golfer khi lên sân được tốt nhất.
Nhằm đảm bảo yếu tố an toàn, việc thi công sân tập golf ngoài trời nhằm mục đích kinh doanh cần đáp ứng các quy định của pháp luật. Cụ thể các yêu cầu gồm có:
Ngoài các điều kiện thi công sân tập golf, chủ đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm các hồ sơ, giấy tờ để được cấp phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
Để hoàn thiện một công trình thi công sân tập golf, đòi hỏi đội ngũ thi công phải trải qua những công đoạn cơ bản sau.
Trước khi bắt đầu quá trình thi công sân tập golf, điều quan trọng là phải chọn đúng địa điểm cho sân golf. Vị trí lý tưởng sẽ có chất lượng đất tốt, nguồn cung cấp nước đầy đủ và phù hợp để phát triển sân gôn. Việc đánh giá địa hình và các đặc điểm tự nhiên của địa điểm, chẳng hạn như vùng nước, thảm thực vật và môi trường sống của động vật hoang dã cũng rất quan trọng.
Khi đã chọn được địa điểm, bước tiếp theo là lên bản thiết kế. Một thiết kế sân golf đạt tiêu chuẩn đòi hỏi sự hỗ trợ của các kiến trúc sư, kỹ sư và các chuyên gia khác để thiết kế bố cục sân, cỏ, đường lăn bóng và các mối nguy hiểm. Quá trình thiết kế cũng sẽ liên quan đến việc xem xét các yếu tố như gió và ánh nắng mặt trời, độ dốc và mô hình thoát nước.
Quá trình này bao gồm một loạt các hoạt động, từ đào đất và san lấp mặt bằng đến lắp đặt hệ thống tưới và thoát nước, xây dựng các khu vườn và điểm phát bóng, cũng như lắp đặt đường dành cho xe đẩy và các tính năng khác. Điều quan trọng là làm việc với một nhà thầu đủ năng lực và có kinh nghiệm trong việc xây dựng sân gôn.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sân golf là hệ thống tưới tiêu và thoát nước. Các hệ thống này đảm bảo rằng sân luôn được cung cấp đủ nước và thoát nước, điều cần thiết để duy trì cỏ khỏe mạnh và ngăn ngừa xói mòn. Việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống này phải được lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả tối đa.
Chọn đúng loại cỏ cho sân golf của bạn là rất quan trọng cho sự thành công của nó. Cỏ phải phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa điểm, đồng thời phải có khả năng chịu được lượng người qua lại đông đúc và các áp lực khác. Cỏ cũng phải được gieo hạt và duy trì đúng cách để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tối ưu.
Ngoài sân gôn, điều quan trọng là phải cung cấp nhiều tiện ích cho người chơi và du khách. Điều này có thể bao gồm nhà câu lạc bộ, cửa hàng chuyên nghiệp, sân tập và các tiện nghi khác. Việc thiết kế và xây dựng các cơ sở này nên được phối hợp chặt chẽ với thiết kế khóa học để đảm bảo trải nghiệm tổng thể gắn kết và hấp dẫn.
Duy trì một sân golf là một quá trình liên tục đòi hỏi rất nhiều công sức và sự chú ý đến từng chi tiết. Điều này sẽ liên quan đến các nhiệm vụ như cắt cỏ, bón phân, tưới nước và điều trị bệnh cỏ và sâu bệnh. Việc bảo trì thường xuyên là điều cần thiết để giữ cho sân luôn ở tình trạng tốt nhất và mang lại trải nghiệm chơi thú vị cho người chơi golf.
Chi phí thi công sân tập golf phụ thuộc nhiều vào quy mô xây dựng. Tuy nhiên về cơ bản, khi muốn xây sân tập kinh doanh, chủ đầu tư cần ước tính các khoản chi bao gồm:
Chi phí thiết kế:
Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng:
Chi phí trang thiết bị và cơ sở vật chất:
Chi phí lao động:
Chi phí vận chuyển vật liệu và thiết bị đến công trình.
Chi phí thử nghiệm và kiểm tra:
Chi phí giấy phép và thủ tục:
Chi phí marketing và quảng cáo:
Chi phí tài chính và quản lý dự án:
Dự tính, một công trình thi công sân tập golf sẽ có chi phí khoảng 8 – 10 tỷ đồng. Mức chi phí có thể cao hơn tùy thuộc vào mức độ đầu tư hiện đại cho các trang thiết bị cũng như quy mô sân tập.
Mô hình thi công sân tập golf phát triển mạnh tại các thành phố lớn, đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các đơn vị kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là môi trường để ngày càng có nhiều người chơi có thể dễ dàng tiếp cận bộ môn golf khi chưa có điều kiện đến tại các sân lớn. Hình thức thi công này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm tới với dịch vụ đa dạng và nhiều trải nghiệm hơn.